Vitamin C – Những điều cần biết

1.075 views

  1. Vai trò của Vitamin C tới sức khỏe con người
  • Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, cơ thể không dự trữ loại vitamin này mà bạn phải cung cấp Vitamin C hàng ngày cho cơ thể thông qua rau quả, thực phẩm: cam, chanh, súp lơ, cà chua….
  • Cơ thể cần vitamin C cho sự tăng trưởng và sửa chữa tế bào ở tất cả các bộ phận. Vitamin C giúp cơ thể tạo collagen – một protein quan trọng tạo nên da, sụn, gân, dây chằng, và máu. Vitamin C cần thiết để chữa lành vết thương, và việc sửa chữa và duy trì hệ xương, răng. Nó cũng giúp cơ thể hấp thu sắt.
  • Vitamin C là chất chống oxy hóa, cùng với Vitamin E, beta-carotene and rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật khác. Các chất chống oxy hóa này ngăn chặn sự tấn công cơ thể của các gốc tự do, các chất gây tổn hại DNA. Các gốc tự do gia tăng theo thời gian dẫn đến quá trình lão hóa, các bệnh tật như ung thư, tim mạch, xương khớp.
  • Hiếm khi gặp trường hợp thiếu hụt Vitamin C trầm trọng, các bằng chứng cho thấy rằng nhiêu người có nồng đoọ vitamin C thấp. Những người hút thuốc có nống độ vitamin C trong cơ thể thấp, và họ chính là đối tượng có nguy cơ cao nhất thiếu hụt vitamin C
  • Biểu hiện của thiếu Vitamin C bao gồm tóc khô và chẻ ngọn, viêm nướu, sưng lợi, chảy máu chân răng, do khô, nứt nẻ, vết thương lâu lành, dễ bầm tím, hay chảy máu cam, dễ nhiễm trùng. Tình trạng thiếu vitamin C nghiêm trọng còn được gọi là bệnh Scurvy.
  • Nồng độ thấp Vitamin C trong máu thường có liên quan tới một số bệnh như: huyết áp cao, bệnh túi mật, đột quỵ, một số bệnh ung thư, xơ vữa động mạch. Khi được cung cấp đủ vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh trên.

Vitamin C đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh sau:

  • Tim mạch:
  • Giúp bảo vệ thành mạch khỏi bị tổn thương và hư hại
  • Làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Ngăn ngừa tác động xấu của LDL cholesterol (cholesterol xấu).
  • Cao huyết áp:
  • Bằng chứng khoa học cho thấy những người ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin C có nguy cơ mắc tăng huyết áp thấp hơn những người tiêu thụ ít vitamin C
  • Bổ sung Vitamin C quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn, đặc biệt nếu bạn có ngy cơ bị huyết áp cao.
  • Cảm lạnh
  • Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc chứng cảm lạnh thông thường
  • Ung thư
  • Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin C liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư bao gồm ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
  • Viêm xương khớp: Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể tạo ra collagen – một phần trong cấu trúc bình thường của sụn khớp. Trong viêm khớp sụn khớp bị tổn thương làm tăng áp lực lên xương và khớp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các gốc tự do có thể gây tổn thương DNA và tham gia vào việc phá hủy sụn. Vitamin C có thể hạn chế tổn thương gây bởi gốc tự do này.

Những người viêm khớp thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid óc thể làm giảm nồng độ vitamin C và cần bổ sung vitamin C

  • Thoái hóa điểm vàng
  • Vitamin C (500mg) có thể kết hợp cùng các chất chống oxy hóa khác như Kẽm (80mg), beta-carotene (15mg) và vitamin E (400 IU) để bảo vệ mắt chống lại thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở những nước phát triển.
  • Tiền sản giật : Vitamin C kết hợp cùng Vitamin E có thể ngăn ngừa tiền sản giật ở phụ nữ có nguy cơ cao.
  • Hen: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ vitamin C ở người bệnh hen suyễn thấp hơn những người khác. Điều đó có thể liên quan đến quan điểm rằng nồng độ thấp vitamin C trong máu làm tăng nguy cơ và tình trạng hen.
  • Các công dụng khác của vitamin C
  • Tăng cường miễn dịch
  • Duy trì nướu răng khỏe mạnh
  • Tăng cường thị lực
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh dị ứng: hen suyễn, eczema và viêm mũi dị ứng
  • Giúp vết bỏng, vết thương mau lành
  • Giảm lượng đường trong máu ở những người bệnh tiểu đường
  • Một số bác sĩ khuyến cáo sử dụng vitamin C liều cao trong hỗ trợ điều trị nhiễm virus
  1. Vitamin C có ở đâu ?

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả như: cam, chanh, ớt xanh, dưa hấu, đu đủ, bưởi, dưa đỏ, dâu tây, kiwi, xoài, bông cải xanh, cà chua, súp lơ, bắp cải, rau bina, việt quất, dứa, ổi….

Vitamin C nhậy cảm với ánh sáng, không khí và nhiệt, vì vậy để bổ sung vitamin C bạn nên ăn trái cây hoặc rau sóng hoặc nấu chín nhẹ.

STT Ingredients Thành phần Vitamin C (mg/100g)
1 Acerola Cherry 1677.6
2 Guavas Ổi 228.3
3 Yellow sweet pepper Ớt vàng 183.5
4 Parsley Mùi tây 133.0
5 Kale Cải xoăn 120.0
6 Kiwifruit Quả kiwi 92.7
7 Broccoli Bông cải xanh 89.2
8 Brussels sprouts Cải Brussel 85.0
9 Litchis Vải thiều 71.5
10 Pummelo Bưởi 61.0
11 Papaya Đu đủ 60.9
12 Strawberries Dâu tây 58.8
13 Orange Cam 53.2
14 Lemon Chanh 53.0
15 Cauliflower Súp lơ 48.2
16 Pineapple Dứa 47.8
17 Watercress Cải xoong 43.0
18 Melon Dưa vàng 36.7
19 Cabbage Cải bắp 36.6
20 Mango Xoài 36.4
21 Mulberries Dâu 36.4
22 Passion-Fruit Juice Chanh leo 29.8
23 Tomato, green Cà chua xanh 23.4
24 Soursop Mãng cầu xiêm 20.6
  1. Nhu cầu Vitamin C hàng ngày ở các đối tượng

Lượng vitamin C cần thiết hàng ngày phụ thuộc vào độ tuổi.

STT Độ tuổi Lượng vitamin C khuyên dùng hàng ngày
1 Sơ sinh đến 6 tháng 40mg
2 7-12 tháng 50mg
3 1-3 tuổi 15mg
4 4-8 tuổi 25mg
5 9-13 tuổi 45mg
6 14-18 tuổi (nam) 75mg
7 14-18 tuổi (nữ) 65mg
8 Người lớn (nam) 90mg
9 Người lớn (nữ) 75mg
10 Phụ nữ mang thai 85mg
11 Phụ nữ nuôi con bú 120mg

*Với những người hút thuốc nên bổ sung thêm 35mg Vitamin C hàng ngày so với số liệu trên

Uống quá nhiều Vitamin C có thể gây tiêu chảy, nôn, loét dạ dày… Liều tối đa Vitamin C được quy định trong bảng dưới đây

STT Đối tượng Liều tối đa
1 Sơ sinh đến 12 tháng
2 Trẻ em 1-3 tuổi 400mg
3 Trẻ em 4-8 tuổi 650mg
4 Trẻ em 9-13 tuổi 1,200mg
5 14-18 tuổi 1,800mg
6 Người lớn 2,000mg

 

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn